Hotline (24/24): 0922 833 899

Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tết Cổ Truyền từ xa xưa vốn ăn sâu vào tiềm thức và là một dịp quốc lễ vô cùng đặc biệt đối với người dân Việt Nam cũng như người dân nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore…



 
Đây cũng là thời gian diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật nhất trong năm, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được tạm ngừng. Đặc biệt là vì đây là dịp để cho những người con xa quê có thể về đoàn tụ trong bữa cơm ấm áp của gia đình và cũng là dịp để chiêm nghiệm lại những chuyện đã qua những  gì đã làm được và những gì còn thiếu xót để tiếp tục nỗ lực cố gắng cho một năm mới với nhiều thành công hơn nữa. Ngoài tên gọi Tết cổ truyền, ngày tết ở Việt Nam còn nhiều tên gọi khác như Tết Cả, Tết Ta hay Tết Nguyên Đán theo tiếng Hán Việt.
Trong khoảng thời gian chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Tuần cuối cùng trong năm là thời điểm vô cùng quan trọng với ngày Tết ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp được coi là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Đến ngày này, mỗi gia đình thường mua quần áo, mũ và đặc biệt là cá chép để Táo quân cưỡi lên chầu trời. Sau khi thắp hương cúng xong, quần áo và mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Không khí ngày tết:


 
Trong những ngày này, bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện của Tết Cổ Truyền trên khắp phố phường, từ nông thôn đến thành thị, Sắc hồng của hoa Đào và sắc thắm của hoa mai tràn ngập trên mọi con đường, len lỏi trong từng ngõ ngách đến từng gia đình, tất cả đều tô điểm thêm cho một bức tranh Tết vô cùng sống động. Những người xa quê cố gắng hoàn thành những công việc cuối cùng còn dang dở trong năm để kịp về nhà đoàn tụ với gia đình, Người lớn sẽ cùng nhau dọn dẹp và trang trí nhà cửa chuẩn bị đón những vị khách quý đến chơi nhà trong dịp Tết. Những em nhỏ tung tăng trong bộ quần áo mới đang thích thú với những bộ đồ chơi mới bố mẹ mua cho. Đôi khi bạn cũng bắt gặp hình ảnh những ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ với nét viết tài hoa tạo viết nên những cặp câu đối như rồng bay phượng múa chúc cho mọi người năm mới nhiều may mắn.

Chợ tết:


 
Buổi chợ cuối cùng của năm, chợ Tết không chỉ ở các thành phố lớn mà kể cả ở mọi miền quê  đều tràn ngập không khí tết với đủ màu sắc rực rỡ của các loại hoa đào hoa mai, hoa ly, hoa cúc, vv... Mọi người đều hối hả trong niềm hân hoan sắm sửa những thứ cần thiết trước khi phiên chợ cuối cùng trong năm khép lại. Những món hàng được ưa chuộng nhất những ngày này là những vật dụng trang trí gia đình, quần áo mới, và cả thực phẩm dự trữ cho dịp tết.

Món ăn cổ truyền:


 
Trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng cho Trời, Tương truyền rằng nguồn gốc của Bánh Trưng Bánh giày có từ thời Vua Hùng, vị vua có công dựng nước và được suy tôn là “ Quốc tổ” của người dân Việt Nam.
Bánh trưng được làm từ gạo nếp, có nhân là đậu xanh và thịt heo, được tẩm sẵn gia vị, bánh sẽ được gói trong một loại lá gọi là lá dong,  Để gói được bánh trưng phải là những người có bàn tay khéo léo, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Luộc bánh chưng là công đoạn khó nhất quyết định việc bánh có ngon hay không. Thường thì công đoạn này kéo dài đến hơn 10 tiếng đồng hồ, khi nấu phải dùng củi khô, lửa không được quá to cũng không được quá nhỏ, liên tục trong quá trình luộc bánh phải có người túc trực để bổ sung lượng nước bị hao và điều chỉnh ngọn lửa, Với những người được được phân công trông nồi bánh trưng thì đây luôn là một trải nghiệm thú vị, bên bếp lửa hồng mọi người có thể trò truyện cả đêm hay chơi những trò chơi dân gian cùng nhau. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.
Bánh giày cũng được làm từ gạo Nếp nhưng ít công phu hơn, gạo nếp để làm bánh dày được chọn từ những loại ngon nhất. Gạo nếp được nấu chín, sau đó dung chày giã nhuyễn, cuối cùng là nặn thành những chiếc bánh hình tròn với kích thước bằng khoảng lòng bàn tay.
Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc Việt Nam và được công nhận là di sản văn hóa quốc gia.

Phong tục ngày tết:


 
Lễ tổ tiên: là nghi lễ tôn ti trật tự tổ tiên cố cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu, họ hàng, bà con hàng xóm, khách thập phương. Tất cả đều được trân trọng trước sau, vì thế mới có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là bên nội để lại cho ta dòng họ (theo phụ hệ) vì thế được xem là quan trọng. Mẹ là bên ngoại cho ta thân thể làm người, vì thế mà phải trân quý. Thầy là người cho ta hiểu biết nên phải biết kính mến.

Xông đất mồng 1: Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.

 
Lì xì đầu năm: là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…
Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm, đồng thời đón nhận lại những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt. Tiền lì xì ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà quan trọng là lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm.
 

 
Chơi hoa ngày Tết: Hoa đào, hoa mai là những loại hoa phổ biến nhất, hai loài hoa này tượng trưng cho mùa xuân. Cành đào, cành mai nở rộ đúng vào đêm giao thừa hứa hẹn cho gia đình có cả một năm vui vẻ. Màu đỏ của hoa đào, vàng của hoa mai còn lại tượng trưng cho khí dương ấm áp. Hoa đào thường nở rộ vào tiết Đông - Xuân, trời se lạnh và có mưa bụi nên thích hợp với khí hậu miền Bắc. Hoa mai lại nở rộ vào tiết trời nắng hanh vàng nên thích hợp với khí hậu miền Nam. Cũng do điều kiện khí hậu khác biệt từ ngày xưa như vậy, nên người miền Bắc thích chưng hoa đào, người miền Nam chưng hoa mai vào ngày Tết. Ngoài ra, ngày Tết còn chơi thêm cây quýt chín đầy quả vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng của sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc. Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, những cành phát lộc… với ý nghĩa thể hiện ước vọng của mọi người là năm mới khỏe mạnh, trường thọ, phát tài phát lộc hơn năm cũ.

Ngày Tết nói chung ở Việt Nam đều được chia làm 3 thời khắc chính , mỗi thời khắc ứng với những ý nghĩa khác nhau và đòi hỏi sự chuẩn bị về lễ nghi khác nhau.
Đầu tiên là thời khắc Tất Niên, khoảng thời gian này mỗi gia đình đều chuẩn bị một bữa cơm gọi là tiệc Tất Niên trước là để thờ cúng gia tiên sau là để cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm ăn uống trò truyện về những việc đã làm được trong năm qua. Bên cạnh hình ảnh quây quần ấm áp cùng gia đình thì đâu đó còn có những người con xa quê phải đón tết trên đất khách vì điều kiện kinh tế không thể về nhà, hay như những anh bộ đội biên phòng, hải đảo vì bình yên của tổ quốc mà chấp nhận hy sinh niềm vui của bản thân.
Thời khắc tiếp theo được người người trông đợi đó là thời khắc Giao Thừa, đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ qua năm mới và là thời khắc được cả dân tộc chào đón. Đâu đó những chiếc đồng hồ đếm ngược đang dần lùi về con số 0 và cùng với đó là sự hưởng ứng của những màn pháo hoa rực rỡ từ khắp trời từ mọi miền đất nước để chúc mừng một năm mới đã đến. Sau màn pháo hoa là sự xuất hiện của những gương mặt rạng ngời niềm vui cùng với những lời chúc tốt đẹp cho những người thân trong gia đình. Ai ai cũng hòa với niềm vui chung đón chào Tân Niên với những điều mới mẻ và tốt lành đang chờ đón phía trước. Đón chào Tân Niên với tục lệ xông đất của người Việt Nam. Theo tục lệ này gia chủ thường xem tuổi và quyết định người xông đất trong năm mới theo 12 con giáp với hy vọng cả gia đình trong năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi trong công việc. Đi cùng với những lời chúc tốt đẹp cho năm mới là những phong bao lì xì đỏ với mong muốn may mắn tài lộc sẽ được trao gửi đến người nhận.
 Thiencam Travel  
(thiencamtravel.vn)
Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh Doanh 1: Hoàng Tuấn

0976653366 support_skype

Kinh Doanh 2: Daisy Tran

0982795232 support_skype

Kinh doanh 3: Thu Huyền

0922833899 support_skype

Hotline: 0922 833 899

Những chuyến đi

Trải nghiệm thú vị trong hành trình Việt Nam - Campuchia 4 ngày 3 đêm cùng Thiên Cầm Travel

Khi nhắc tới việc du lịch Đông Nam Á nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đất nước Singapore xinh đẹp hay đất nước Thái Lan nhộn nhịp và sầm uất. Thật ra, không cần đi xa đến vậy, hãy đến với đất nước Campuchia xinh đẹp là bạn đã có một hành trình đáng nhớ với những trải nghiệm không thể nào quên.

Tin tức du lịch

Về Quảng Nam đừng quên ghé làng chài cổ tích mang phong cách Hàn Quốc trên đất Việt

Với những người yêu mến cảnh sắc lãng mạn, trữ tình thì giờ đây Quảng Nam chính là địa điểm tham quan chẳng thể bỏ lỡ, bởi mảnh đất này vừa xuất hiện một làng chài đẹp tựa cổ tích, khiến ai đến cũng phải say lòng.

Cẩm nang du lịch

Những lưu ý khi phượt Hà Giang mùa Tam giác mạch

Tháng 10 đến, khắp các diễn đàn đã xôn xao rủ nhau đổ đèo lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch nở. Bên cạnh những tấm ảnh lung linh, kì ảo về loài hoa mỏng manh tựa sương khói, các phượt thủ còn rỉ tai nhau rất nhiều kinh nghiệm hay, bổ ích để có một chuyến du lịch như ý.

Đối tác - khách hàng