Du lịch tâm linh đang trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu đối với đa phần người dân Việt Nam, du khách đến viếng chùa không chỉ để cầu mong những điều may mắn tốt lành mà còn thể cảm nhận sự thư thái thanh tịnh của chốn linh thiêng.
Đến với
Chùa Ba Vàng, ngôi chùa mới xây tại thành phố
Quảng Ninh du khách sẽ hoàn toàn hài lòng với kiến trúc cũng như không gian cùng với những đột phá mà ngôi chùa này đem lại. Với không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, du khách sẽ có cảm tưởng như mình đang dạo bước ở
Thiền viện Trúc Lâm tại
Đà Lạt nơi được bao quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn và cỏ cây hoa lá tươi xanh và thiên nhiên mây trời hài hòa.
Toàn cảnh Chùa Ba Vàng
Nằm trên đỉnh núi có độ cao
1.080m so với mực nước biển,
Chùa Ba Vàng có chính điện được xây dựng với quy mô lớn nhất Việt Nam, cùng với không gian bao la, xa xa là những dãy núi trùng trùng điệp điệp tạo cho du khách cảm giác thư thái, thanh tịnh vô cùng. Lên đến đỉnh du khách sẽ vô cùng thích thú khi được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố cùng dòng sông Bạch Đằng uốn lượn.
Chùa mang kiến trúc đậm nét văn hóa Việt với 3 gian bái đường chính điện, và 1 hậu cung bao gồm ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông, trong đó nổi bật là tam quan nội và tòa Đại Hùng Bảo Điện, trước của Đại Hùng Bảo Điện là sân lớn có diện tích khoảng
4.000m². Đây là ngôi chính điện đã được Tổ chức kỷ lục Đông Dương công nhận là
“Ngôi chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương” năm 2014.
Tòa chính điện
Ngôi chùa được trùng tu và tôn tạo trên nền ngôi chùa cổ mang tên
Bảo Quang Tự. Với thiết kế khá độc đáo và công phu. Các cột trụ trong chùa được xây bằng xi măng sau đó được quét một lớp sơn màu gỗ nên vẫn tạo được cảm giác thư thái, mát mẻ cho không gian của ngôi chùa. Cùng với đó là cách bài trí khá phù hợp và đẹp mắt của các vườn hoa, chòi nghỉ chân và các dòng suối nhân tạo chảy tràn qua các tảng đá, thêm vào đó du khách sẽ ngỡ ngàng với ngôi chùa một cột thiết kế giống y hệt chùa một cột tại
Hà Nội nhưng được cách điệu nằm trên một lá sen khổng lồ thay vì trên hồ.
Kiến trúc Chùa Một Cột độc đáo trên chùa Ba Vàng
Gắn với ngôi chùa này là nhiều lễ hội diễn ra trong năm nhưng điển hình là lễ hội diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch còn gọi là
tết Trùng Dương hay còn gọi là
Tết Trùng cửu, hay tên gọi khác là ngày tết Hoa cúc. Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ đồng thời thể hiện nhiều nét đẹp về văn hóa của dân tộc Việt. Đặc biệt tại đây diễn ra các hoạt động tâm linh khá độc đáo mang đậm chất Phật giáo như tiến hành nghi thức hành thiền lấy nước từ Giếng Thần về Chính Điện; Dâng lục cúng biểu diễn cắm hoa cúc và pha trà cúc cúng Phật; Lễ cầu quốc thái dân an; Tổ chức thi cắm hoa cúc trưng bày tại vườn La Hán; Trình diễn viết thư pháp; Tổ chức thiền trà hoa cúc; Nghe giảng Pháp; Biểu diễn các điệu múa Phật giáo; Ngâm thơ Thiền…
Lễ hội Chùa Ba Vàng tổ chức vào ngày 09 tháng 09 âm lịch hàng năm
Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa cho biết người đã cùng với chính quyền địa phương đầu tư và bỏ ra rất nhiều tâm huyết để vận động các tăng ni phật tử, các cá nhân và cơ quan hữu tâm gần xa ủng hộ và công đức để việc trùng tu và tôn tạo được tiến hành. Nhờ đó mà tạo dựng được một ngôi chùa bề thế có một không hai ấy, và với quy mô hiện tại,
Chùa Ba Vàng có thể được coi là một công trình Phật giáo lớn của Việt Nam, một điểm đến của nhân dân trong nước và du khách quốc tế; đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, đồng thời thấy được nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam.
Ban ngày, ngôi chùa đẹp là vậy thì về đêm vẻ quyến rũ, mộng mơ ấy lại càng hiện hữu rõ hơn với dàn đèn lung linh được thiết kế hợp lý và đẹp mắt tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo và thơ mộng khiến du khách không muốn rời mắt. Bởi lẽ đó ngôi chùa đã và đang thu hút và chiếm trọn trái tim của du khách thập phương đến viếng chùa cũng như các tăng ni phật tử có cơ hội lưu lại trốn này.