Hotline (24/24): 0922 833 899

Náo nức lễ giỗ tổ làng gốm 500 năm tuổi ở Hội An

Hàng trăm năm nay gốm Thanh Hà đã nức tiếng gần xa bởi độ bền đẹp cũng cách trang trí hoa văn tinh tế. Để tạ ơn ông bà tổ tiên đã để lại cho làng một sản nghiệp cao đẹp, mỗi năm vào khoảng mùng 10 tháng 7 âm lịch, người dân Nam Diệu lại nô nức tổ chức lễ tạ ơn tổ nghề.

Lễ giỗ tổ này vừa là dịp để người dân Thanh Hà, Hội An tạ ơn tổ nghiệp của mình vừa là dịp quảng bá hình ảnh của làng gốm cổ truyền bay xa hơn nữa. Đặc biệt trong năm 2016 này, làng Nam Diêu chính thức bước sang năm thứ 500 tuổi nghề.
Theo lời kể của ông cha, người dân ở Thanh Hà xưa chủ yếu là dân từ Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương đổ về. Tiếp thu tinh túy từ ông cha, cộng với điều kiện đất đai thuận lợi tại Nam Diêu, cư dân ở đây đã tiếp tục phát triển nghề làm gốm và đưa nghề này lên tới đỉnh cảo. Hàng ngày, có hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ những hòn đất tưởng chừng như vô tri vô giác. Các tác phẩm này được các gánh hàng rong đưa đến từng thôn xóm nhỏ, bất cứ nhà nào cũng ngập tràn đồ gốm Thanh Hà: chum, vại, niêu, lọ hoa,..
 

Có hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ những hòn đất tưởng chừng như vô tri vô giác

Để xây dựng lên những lăng tẩm uy nghi, cổ kính như ngày này, vua Nguyễn cũng phải nhờ cậy đến công sức rất lớn của các nghệ nhân xứ Thanh Hà. Vào khoảng thế kỉ thứ 17, nghề gốm sứ ở đây chính thức đi vào thời kì đỉnh cao nhất.
Nhờ có nghề gốm, mà làng Thanh Hà đã nức tiếng gần xa như ngày nay. Chính vì thế nghi lễ giỗ tổ luôn được người dân tổ chức vô cùng thành kính và trang trọng. Trước ngày giỗ vài ngày, khắp cả làng đã rục rịch không khí chuẩn bị, ai ai cũng vui mừng phấn khởi chào mừng ngày hội lớn của làng, nhất là năm nay, làng nghề đã tròn 500 tuổi.
Mới rạng sáng ngày 10/7 khắp đường thôn ngõ xóm Nam Diêu đã lẹt quẹt tiếng chuẩn bị. Các ông các cụ quần áo, khăn xếp chỉnh tề, trai gái, trẻ nhỏ trong làng cũng ăn mặc đẹp hơn hẳn mọi ngày.
Không chỉ có người trong làng nô nức, mà khách du lịch ở tứ phương cũng vui vẻ đồ về đây dự hội. Theo truyền thống từ xa xưa, người dân làng sẽ cùng nhau trải qua các nghi lễ bao gồm: lễ túc, lễ rước kiệu, dâng lễ,..

Rước kiệu - một trong những nghi lễ quan trọng nhất của buổi lễ

Lễ túc diễn ra tại miếu Nam Diêu, tại đây các cụ bô lão sẽ tiến hành bái tế. Sau đó phần chính của lễ hội – lễ rước kiệu chính thức được bắt đầu. Cả dân làng xếp thành hàng dài, đi đầu là những bô lão, nghệ nhân trong làng, theo sau là trai gái, già trẻ đủ cả. Đoàn người này đi khắp các đường làng ngõ xóm nô nức rước Tổ nghề về đình Thanh Chiêm tế lễ. Thông thường, hàng rước càng đông người càng vui, và thành phần không thể thiếu được là đội hình lân sư, dàn bát âm, nghi trương, kiệu thần chủ, kiệu lư hương gốm cùng hơn 100 nam phụ lão ấu.
Về đến đình Thanh Chiêm rồi, các bô lão bắt đầu phần tế lễ. Bài tế đã được soạn sẵn từ trước với nội dung cảm tạ trời đất, cảm tạ Tổ nghề đã gây dựng lên nghề làm gốm và mong muốn các chư vị tổ tiên tiếp tục phù hộ cho con cháu muôn đời sau ngày càng hưng thịnh, nhà nhà an lành.
 

Sau khi phần lễ kết thúc, dân làng và khách du lịch lại náo nức bước vào phần hội. Tại đây bạn có thể tham gia vô số phần thi hấp dẫn như: đập bùng binh, đua thuyền, kéo co, thi chuốt gốm, hô hát bài chòi, hát bội, cõng nàng về dinh, nấu cơm bằng nồi đất,.. Các trò chơi dân gian này sẽ gợi nhớ cho bạn về quãng thời gian tuổi thơ êm đềm. Hòa mình với hội thi tại làng gốm Thanh Hà sẽ giúp du khách có những giây phút phấn chấn và vui vẻ. Các hội thi này đã phần nào khôi phục được những nét văn hóa đẹp mà bấy lâu nay bị bỏ quên giữa cuộc sống sôi động, hối hả.
Phần hội ý nghĩa nhất chính là những lớp học làm gốm. Tại đây bạn sẽ được các nghệ nhân nhiệt tình chỉ bảo cách nhào đất, chuốt gốm, dựng hình, trang trí, nung gốm,.. Trải nghiệm tuyệt vời này sẽ giúp bạn thêm yêu nghề làm gốm của ông cha và trân trọng từng tác phẩm nghệ thuật do các nghệ nhân tạo ra.
 


Phần hội ý nghĩa nhất chính là những lớp học làm gốm với sự tham gia của nhiều bạn trẻ

Vừa qua, lễ giỗ tổ làng gốm 500 tuổi ở Hội An đã diễn ra thành công rực rỡ. Hàng trăm, hàng ngàn du khách đã nô nức đổ về đây tham dự lễ hội ý nghĩa này. Đây là khoảng thời gian quý báu để con cháu làng Nam Diêu có dịp bày tỏ lòng biết ơn, sự kinh trọng với Tổ nghề và thêm quý trọng nghề làm gốm của làng. Qua lễ hội, danh tiếng của làng cũng ngày một lan xa hơn. Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, lễ giỗ tổ luôn là ngày hội đáng mong chờ nhất trong năm đối với người dân làng Nam Diêu, Thanh Hà nói riêng và toàn thể người dân Hội An nói chung. Các cấp chính quyền, người dân địa phương đang nỗ lực từng bước một với mong muốn bảo tồn và phát triền nghề truyền thống từ ông cha.
 
  ThiencamTravel  
(thiencamtravel.vn)
Ý kiến của bạn

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh Doanh 1: Hoàng Tuấn

0976653366 support_skype

Kinh Doanh 2: Daisy Tran

0982795232 support_skype

Kinh doanh 3: Thu Huyền

0922833899 support_skype

Hotline: 0922 833 899

Những chuyến đi

Trải nghiệm thú vị trong hành trình Việt Nam - Campuchia 4 ngày 3 đêm cùng Thiên Cầm Travel

Khi nhắc tới việc du lịch Đông Nam Á nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đất nước Singapore xinh đẹp hay đất nước Thái Lan nhộn nhịp và sầm uất. Thật ra, không cần đi xa đến vậy, hãy đến với đất nước Campuchia xinh đẹp là bạn đã có một hành trình đáng nhớ với những trải nghiệm không thể nào quên.

Tin tức du lịch

Về Quảng Nam đừng quên ghé làng chài cổ tích mang phong cách Hàn Quốc trên đất Việt

Với những người yêu mến cảnh sắc lãng mạn, trữ tình thì giờ đây Quảng Nam chính là địa điểm tham quan chẳng thể bỏ lỡ, bởi mảnh đất này vừa xuất hiện một làng chài đẹp tựa cổ tích, khiến ai đến cũng phải say lòng.

Cẩm nang du lịch

Những lưu ý khi phượt Hà Giang mùa Tam giác mạch

Tháng 10 đến, khắp các diễn đàn đã xôn xao rủ nhau đổ đèo lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch nở. Bên cạnh những tấm ảnh lung linh, kì ảo về loài hoa mỏng manh tựa sương khói, các phượt thủ còn rỉ tai nhau rất nhiều kinh nghiệm hay, bổ ích để có một chuyến du lịch như ý.

Đối tác - khách hàng